Hương vị cà phê Robusta Việt Nam - Thư viện Sanh Nhiên

Điều Gì Tạo Nên Hương Vị Cà Phê Robusta Việt Nam?

Từ xưa đến nay, khi nhắc đến Robusta, người ta thường nghĩ ngay đến hương vị đậm đặc khó quên của nó. Việc sử dụng cà phê Robusta nguyên chất không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn có lợi cho sức khỏe hơn. Bạn có biết điều gì đã tạo nên hương vị đặc trưng này không? Hãy cùng Sanh Nhiên khám phá đặc điểm tạo nên sự đặc biệt của cà phê Robusta nguyên chất nhé!

Cà phê Robusta là gì?

Robusta, có tên khoa học là Coffea Robusta, hay Coffea Canephora, được biết đến với cái tên thân thuộc là cà phê Vối. Xuất phát từ Cộng hòa Congo, loại cà phê này ban đầu được tìm thấy mọc dại ở Tây và Trung Phi trước khi được trồng rộng rãi ở châu Phi, như Liberia, Tanzania và Angola.

hạt cà phê Robusta - thư viện Sanh Nhiên
Cà phê Robusta được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1875 bởi người Pháp - Ảnh: Internet

Cà phê Robusta được giới thiệu vào Việt Nam từ năm 1875 bởi người Pháp và ban đầu được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sơn La và Nghệ An. Sau đó, với điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi hơn, Robusta đã được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk và Lâm Đồng.

Đặc điểm của cà phê Robusta

Hạt cà phê Robusta có hình dạng tròn, với đường kính khoảng 10-13 mm và màu nâu đậm. Hàm lượng caffeine trong Robusta dao động từ 3-4%, cao hơn so với Arabica chỉ chiếm từ 1-2%.

Hạt cà phê Robusta Việt Nam - thư viện Sanh Nhiên

Hạt cà phê Robusta có hình dạng tròn, với đường kính khoảng 10-13 mm, màu nâu đậm - Ảnh: Internet

Robusta thích hợp với vùng có mưa nhiều và ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của nó là từ 24-29 độ C, và sống tốt ở độ cao dưới 1000 mét, phổ biến nhất là từ 850-900 mét. Robusta thích đất đỏ bazan màu mỡ.

Hương vị của cà phê Robusta nguyên chất

Cà phê Robusta nguyên chất được ưa chuộng vì vị đậm và mùi thơm đặc trưng của nó. Thường thì Robusta có vị chát và đắng hơn nhiều so với Arabica, điều này đến từ phương pháp chế biến khô thường được áp dụng cho Robusta.
Ngoài ra, hạt cà phê Robusta nguyên chất chứa nhiều Chlorogenic Acid (CGA), tạo ra vị đắng đặc trưng. Mặc dù Robusta có hàm lượng axit gấp đôi Arabica nhưng không gây cảm giác chua, mà đắng hơn. Với hàm lượng caffeine cao gấp đôi, việc kết hợp Robusta và Arabica tạo ra sản phẩm hài hòa được nhiều người yêu thích.
hạt cà phê Robusta được rang - thư viện Sanh Nhiên
Phương pháp chế biến khô thường được áp dụng cho Robusta - Ảnh: Internet

Vùng trồng cà phê Robusta ở Việt Nam

Việt Nam có nhiều vùng trồng cà phê Robusta đa dạng, nhưng Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk là những địa điểm nổi tiếng nhất. Với đất đỏ bazan và khí hậu phù hợp, vùng này là nơi chuyên canh cà phê, bao gồm các huyện Ea ao, Etam, Tân lợi, Cư Mgar, Krong Ana. Lâm Đồng, Gia Lai, Sơn La cũng là những vùng trồng cà phê Robusta ngon, mỗi vùng mang đến hương vị riêng biệt do sự khác biệt về thổ nhưỡng.

Vùng trồng cà phê Việt Nam - thư viện Sanh Nhiên
 Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Sơn La là những vùng trồng cà phê Robusta ngon - Ảnh: Internet

Cách chế biến và thưởng thức cà phê Robusta

Sau khi thu hoạch, hạt Robusta được phơi và rang theo quy trình tiêu chuẩn. Cà phê Robusta nguyên chất có thể được thưởng thức bằng cách pha phin hoặc pha máy.

Đối với cách pha phin, bột cà phê được cho vào phin và ép nhẹ. Sau đó, thêm nước nóng và để nước thấm qua từng hạt cà phê.

Cà phê phin Việt Nam - thư viện Sanh Nhiên
Cà phê phin là một trong những thức uống truyền thống đặc sắc của người Việt Nam - Ảnh: Internet

Chọn cà phê Robusta nguyên chất

Những người yêu cà phê thường lựa chọn cà phê Robusta nguyên chất vì hương vị đậm đà và lợi ích cho sức khỏe. việc thưởng thức cà phê nguyên chất cũng mang lại cảm giác hài lòng và trải nghiệm thú vị cho người uống. Hạt cà phê Robusta tại Sanh Nhiên được tuyển chọn và rang thủ công, không tẩm ướp bất kỳ loại hương liệu nào.

Xem thêm:

Quay lại blog